GIÁM ĐỐC THĂNG BÌNH “CHỈ HUY TRƯỞNG” LÈO LÁI “CON TÀU” CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

GIÁM ĐỐC THĂNG BÌNH ĐÃ ĐƯA HTX NÔNG NGHIỆP Ở DAKLAK CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG VIỆT

Để đưa một tổ liên kết ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 thành viên phát triển thành HTX DVTH NN Thăng Bình – Daklak, người “chỉ huy” không ngại khăn, không ngừng đổi mới, hoạch định hướng đi bền vững. Đẩy mạnh chuỗi liên kết và chế biến sâu giúp nông sản của HTX vượt nhiều rào cản, tăng sức cạnh tranh, chinh phục thị trường.

Những ngày tháng 5 này, HTX Thăng Bình khá bận rộn bởi đây đang là mùa cao điểm thu hoạch, chế biến các loại nông sản. Điển hình là cây lúa với diện tích hơn 800 ha của thành viên trong HTX và ngoài liên kết.

HTX Thăng Bình hỗ trợ thu mua - bao tiêu lúa cho bà con Krông Bông

HTX Thăng Bình hỗ trợ thu mua – bao tiêu lúa cho bà con Krông Bông

Vụ mùa Đông- Xuân 2024 đang diễn ra rộn ràng dưới các cánh đồng
Vụ mùa Đông- Xuân 2024 đang diễn ra rộn ràng dưới các cánh đồng

 

Năm 2017, khi tìm hiểu, biết các vùng khác như vựa lúa miền Tây rất phát triển về các giống lúa chất lượng cao, ông Sơn học hỏi quy trình trồng và chăm sóc sau đó đem về trồng thử nghiệm ở địa phương.

Sau khi thử nghiệm thành công,thổ nhưỡng của địa phương hoàn toàn có thể sản xuất được loại gạo chất lượng cao, ông bắt đầu mở rộng liên kết cùng bà con nông dân với các doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm RVT, ST24, Đài thơm 8 với diện tích ban đầu là 50ha, từng bước thực hiện tham vọng biến nơi đây thành vựa lúa lớn của Đắk Lắk nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

Kỹ sư Hồ Quang Cua cùng Giám đốc HTX Thăng Bình đi thăm cánh đồng lúa tại Krông Bông - Daklak

Kỹ sư Hồ Quang Cua cùng Giám đốc HTX Thăng Bình đi thăm cánh đồng lúa tại Krông Bông – Daklak

Vùng liên kết sản xuất giống lúa ST của ông Hồ Quang Cua

Vùng liên kết sản xuất giống lúa ST của ông Hồ Quang Cua

Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, do triển khai sản xuất giống lúa ST24, ST25 của nhà sản xuất Hồ Quang Cua – Sóc Trăng nên đã mang lại thành công vượt trội. Theo ông Sơn, giống lúa thơm ngon hàng đầu thế giới này rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng sản xuất huyện Krông Bông, kháng bệnh, cứng cây, cho năng suất rất cao (10 đến trên 13 tấn lúa tươi/ha). Là giống lúa cho gạo ngon nhất hiện nay nên giá thu mua khá cao giao động từ 6.500 – 8.500đ/kg lúa tươi. Nhiều hộ nhờ thâm canh tốt đã đạt doanh thu trên 90 triệu đồng/ha, tăng hơn so với trước đây từ 20 – 30 triệu đồng/ha. Đến nay, diện tích lúa của các thành viên đã lên con số 400 ha, ngoài ra còn mở rộng vùng liên kết sản xuất thêm 400 ha của các thành viên ngoài HTX.

Hạt lúa ST nhập giống trực tiếp từ Doanh nghiệp TN Hồ Quang

Hạt lúa ST nhập giống trực tiếp từ Doanh nghiệp TN Hồ Quang

 

Cánh đồng những ngày lúa chín

Cánh đồng những ngày lúa chín

Ngoài cây lúa, tại HTX DVTH Nông nghiệp Thăng Bình, cây mía là cây chủ lực, cũng là loại cây khởi đầu để hình thành nên tổ liên kết (tiền thân của HTX ngày nay). Những năm qua, cây mía vẫn là cây chủ lực của HTX. HTX đã hợp đồng liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm để bà con nông dân không phải thấp thỏm lo lắng nơi tiêu thụ mía. Với quy mô trên 400 hộ thành viên và nông dân với tổng diện tích dao động theo hằng năm là 130 – 300 ha/năm. Triển khai sản xuất theo kế hoạch hợp đồng với các công ty mía đường theo chính sách đầu tư của HTX.

Vì là cây trồng chủ lực của HTX nên trong kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh 2023 – 2027, HTX đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển các sản phấm mới từ cây mía: Sản phẩm mía sạch ăn tưới, nước giải khát, phục hồi nghề nấu đường truyền thống của bà con Cư Kty, Krông Bông, đầu tư cơ sở chế biến mật mía, đường tinh mật, đường bánh vàng,.. để cung ứng vào thị trường song song với sản phẩm gạo sạch Thăng Bình HTB hiện nay.

Cánh đồng mía tại Cư Kty - Krông Bông

Cánh đồng mía tại Cư Kty – Krông Bông

 

Ông Sơn cho biết thêm, những năm 2006, nơi ông sinh sống phát triển rất mạnh về cây mía. Diện tích trong vùng rất lớn nhưng canh tác ở mỗi hộ khác nhau dẫn đến khó khăn cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ông: Võ Văn Sơn cho biết: "Hồi đó, tôi cũng là nông dân trồng mía với 3ha đất. Do sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm, tự mua giống, thuốc, phân bón, kể cả thời gian xuống giống cũng không đều nhau. Nên khi bán sản phẩm, chúng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm lỗ nặng vì giá quá thấp. Về sau, Tổ liên kết sản xuất không ngừng phát triển, mở rộng thêm các loại cây trồng và mở rộng diện tích. Năm 2013, HTX DVTH Nông nghiệp Thăng Bình chính thức được thành lập trên nền tảng Tổ liên kết trước đó. Hiện HTX có 580 thành viên (gồm thành viên chính thức và liên kết)".

Ông Võ Văn Sơn cho biết: “Hồi đó, tôi cũng là nông dân trồng mía với 3ha đất. Do sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm, tự mua giống, thuốc, phân bón, kể cả thời gian xuống giống cũng không đều nhau. Nên khi bán sản phẩm, chúng tôi phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm lỗ nặng vì giá quá thấp. Về sau, Tổ liên kết sản xuất không ngừng phát triển, mở rộng thêm các loại cây trồng và mở rộng diện tích. Năm 2013, HTX DVTH Nông nghiệp Thăng Bình chính thức được thành lập trên nền tảng Tổ liên kết trước đó. Hiện HTX có 580 thành viên (gồm thành viên chính thức và liên kết)”

Để phù hợp hơn với xã hội công nghệ hiện nay. HTX đã ứng dụng công nghệ vào trong quá trình sản xuất, quyết tâm đưa sản phẩm vươn xa HTX đã mạnh dạn triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo, dự án được đầu tư xây dựng công nghrong 4 năm (2020 – 2023) với quy mô nhà xưởng 1.750 m2; đầu tư hệ thống 4 lò sấy lúa công nghệ nhiệt sạch, với công suất 100 tấn/lần sấy; hệ thống xuất nhập liệu tự động; hệ thống dây chuyền xay xát gạo… với dự toán tổng kinh phí đầu tư trên 15 tỷ đồng.

Nhà máy xay xát HTX Thăng Bình

Nhà máy xay xát HTX Thăng Bình

Cuối năm 2019, đầu năm 2020 HTX lập hồ sơ đăng ký xây dựng 60 ha tại cánh đồng Nà Thăng Bình (xã Cư Kty) thành vùng sản xuất lúa nguyên liệu chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap. Nhờ làm tốt khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu,… rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ) cùng với việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, sản xuất nên cuối năm 2020, toàn bộ diện tích lúa trên được cấp chứng nhận VietGAP. Ngay khi ruộng lúa đạt độ chín vừa đủ trên cánh đồng, HTX tổ chức gặt và sấy khô trong ngày nhằm đảm bảo chất lượng hạt gạo thành phẩm tốt nhất, giữ được hương vị thơm ngon nhất, tiến tới tham gia thị trường Gạo Sạch Thăng Bình HTB. Đến cuối năm 2020, HTX được cục kinh tế hợp tác, viện môi trường nông nghiệp  hỗ trợ chuyển giao bộ phần mềm ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng an tâm hơn về sản phẩm gạo sạch HTB.

Hạt gạo ST của HTX Thăng Bình sản xuất

Hạt gạo ST của HTX Thăng Bình sản xuất

Và thật may mắn sản phẩm khi ra mắt thị trường được nhiều người tiêu dùng trong nước đánh giá cao, nhiều đối tác nước ngoài như Mỹ, Úc… cũng chủ động tìm đến HTX. Đơn vị cũng cung ứng nhiều đơn hàng chào hàng sang nước bạn (xuất qua kênh thứ 3). Thời gian tới, HTX sẽ đầu tư công nghệ sản xuất để đáp ứng theo tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, đưa sản phẩm vươn xa.

Khách hàng tin tưởng và sử dụng gạo sạch Thăng Bình HTB.

Khách hàng tin tưởng và sử dụng gạo sạch Thăng Bình HTB.

 

Khu vực trưng bày sản phẩm gạo ST24 - ST25 tại HTX Thăng Bình

Khu vực trưng bày sản phẩm gạo ST24 – ST25 tại HTX Thăng Bình

Tính đến nay, sản phẩm gạo sạch đã được công nhận trên thị trường Việt Nam với các chứng nhận tiêu biểu:

🌾Đạt chứng nhận OCOP 4 sao tỉnh Daklak

🌾Chứng nhận VietGap.

🌾Đạt giải C sản phẩm tiêu biểu khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Gạo sạch Thăng Bình HTB đạt các chứng nhận tiêu biểu - nâng cao chất lượng sản phẩm

Gạo sạch Thăng Bình HTB đạt các chứng nhận tiêu biểu – nâng cao chất lượng sản phẩm

 

Nguồn: Báo Dân Việt: https://danviet.vn/ong-giam-doc-vac-mot-htx-nong-nghiep-o-dak-lak-chay-vuot-rao-chinh-phuc-thi-truong-20230515000515639.htm

 

Thăng Bình HTB.

 

098 5242 400